Hiệu ứng

Menu

Blogroll

"Nếu không thử vì sợ thất bại thì bạn không hề tôn trọng tuổi trẻ và thời gian của mình...... Nếu cô ta tuyệt vời, cô ta sẽ không dễ dàng. Nếu cô ta dễ dàng, cô ta sẽ không tuyệt vời. Nếu cô ta xứng đáng, bạn sẽ không bỏ cuộc. Nếu bạn bỏ cuộc, bạn không xứng đáng... Sự thật là, tất cả mọi người sẽ làm bạn tổn thương; điều quan trọng là bạn tìm ra được người đáng cho bạn chịu đựng khổ đau..... Nếu có một cô gái sẵn sàng chết vì bạn,bạn biết vì sao không, nó chứng tỏ cô ấy thà chết còn hơn phải yêu bạn.

Tìm kiếm

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Giải Phương Trình, Hệ Phương Trình Bằng Bất Đẳng Thức (Phần 1)


Thảo luận và tải chuyên đề gốc ở đây


Giải Phương Trình, Hệ Phương Trình Bằng Bất Đẳng Thức        

A.Lời nói đầu:

Bất  đẳng  thức  đại  số  là  một  vấn  đề  rất  được  yêu  chuộng  bởi học  sinh  yêu  toán  hiện  nay.                                                                  Ta có thể bắt gặp rất nhiều bài toán ngay dưới hình thức giải   phương trình hay giải hệ phương trình. Điều này đòi hỏi ở người giải toán phải có một trường bất đẳng thức vững vàng - một tư duy sắc bén, để từ đó có thể vận dụng một cách linh hoạt "những kinh nghiệm dày dặn của bất đẳng thức" để giải quyết ngay những bài phương trình và hệ phương trình. Bài viết sẽ tổng hợp và sưu tầm cho các bạn đọc thấy rõ sự phong phú phức tạp của các bài toán giải phương trình hệ phương trình bằng bất đẳng thức. Xin chân thành cám ơn !




B. Một số kiến thức cần lưu ý:

Ta cần chú ý một số bất đẳng thức căn bản quen thuộc sau: 

1. |A|=|A|0. Dấu = xảy ra A=0 

2. |A|A. Dấu bằng xảy ra khi A0

3. a20a. Dấu "=" có khi: a=0.

4. |a|aa. Dấu "=" có khi: a0.

5. |a|+|b||a+b|Dấu "=" có khi: ab0.

6. |a||b||ab|. Dấu "=" có khi: {ab0|a||b|.

7. a2+b22ab. Dấu "=" có khi: a=b

8. (a+b)24abab((a+b)2)2. Dấu "=" có khi: a=b.

9. 1a+1b4a+b(a;b>0). Dấu "=" có khi: a=b.

10. ab+ba2(ab>0). Dấu "=" có khi: a=b.

11. Bất đẳng thức Cô-si (AM-GM):
Với n số thực dương: a1;a2;...;an
        Dạng1      a1+a2+...+anna1a2...ann
        Dạng 2       a1+a2+...+anna1a2...ann
       Dạng 3      (a1+a2+...+ann)na1a2...an
Dấu "=" có khi: a1=a2=...=an




12. Bất đẳng thức BCS (Bunhiakovsky):

Với 2 bộ số thực bất kì: (a1;a2;...;an);(b1;b2;...;bn):
 Dạng 1: (a1b1+a2b2+...+anbn)2(a21+a22+...+a2n)(b21+b22+...+b2n)
Dạng 2: |a1b1+a2b2+...+anbn|a21+a22+...+a2n)(b21+b22+...+b2n
Dấu "=" có khi: a1b1=a2b2=...=anbn
Dạng 3: a1b1+a2b2+...+anbn(a21+a22+...+a2n)(b21+b22+...+b2n)
Dấu "=" có khI: a1b1=a2b2=...=anbn>0
13. Bất đẳng thức BCS dạng cộng mẫu: (Cauchy-Swarchz)
Với xi>0;i=1,n¯¯¯¯¯ ta có:
a21x1+a22x2+...+a2nxn(a1+a2+...+an)2x1+x2+...+xn
Chứng minh: Xét (a1+a2+...+an)2=(a1x1.x1+a2x2.x2+...+anxn.xn)2(a21x1+a22x2+...+a2nxn)(x1+x2+...+xn) (Áp dụng BCS)
Vậy bất đẳng thức được chứng minh.

14. Bất đẳng thức Minkopsky:
Cho 2 dãy số thực dương: (a1;a2;...;an);(b1;b2;...;bn) ta có:
a21+b21+a22+b22+...+a2n+b2n(a1+a2+...+an)2+(b1+b2+...+bn)2
Dấu "=" xảy ra khi: a1b1=a2b2=...=anbn.

15. Lũy thừa với số mũ hữu tỉ: 
Cho số thực a>0mn là một số hữu tỉ, trong đó  m,nN,n>1
Thì lũy thừa của a với số mũ mn là  amn=amn
C. Các bài toán giải phương trình bằng bất đẳng thức.

Ta cùng đến với một số bài  toán lý thú sau : 


Bài toán 1       Giải phương trình
$2(\frac{{{x}^{10}}}{{{y}^{2}}}+\frac{{{y}^{10}}}{{{x}^{2}}})+{{x}^{16}}+{{y}^{16}}=4{{(1+{{x}^{2}}{{y}^{2}})}^{2}}-10$

Lời giải :  Điều kiện: $x,y \neq 0$

Áp dung  bất đẳng thức cauchy cho 4 số dương ta có:
$$\dfrac{x^{10}}{y^2}+\dfrac{y^{10}}{x^2}+1+1 \geq 4.\sqrt[4]{\dfrac{x^{10}.y^{10}}{x^2.y^2}}=4x^2y^2$$
$$\Rightarrow 2(\frac{{{x}^{10}}}{{{y}^{2}}}+\frac{{{y}^{10}}}{{{x}^{2}}}+2)\ge 8{{x}^{2}}{{y}^{2}}$$

Và:                             $${{x}^{16}}+{{y}^{16}}+1+1\ge 4.\sqrt[4]{{{x}^{16}}.{{y}^{16}}}=4{{x}^{4}}{{y}^{4}}$$
$$\Rightarrow 2(\frac{{{x}^{10}}}{{{y}^{2}}}+\frac{{{y}^{10}}}{{{x}^{2}}}+2)+{{x}^{16}}+{{y}^{16}}+2\ge 4{{x}^{4}}{{y}^{4}}+8{{x}^{2}}{{y}^{2}}$$
$$\Rightarrow 2(\frac{{{x}^{10}}}{{{y}^{2}}}+\frac{{{y}^{10}}}{{{x}^{2}}})+{{x}^{16}}+{{y}^{16}}\ge 4{{(1+{{x}^{2}}{{y}^{2}})}^{2}}-10$$

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi:
$x^2=y^2=1 \Leftrightarrow |x|=|y|=1$

Vậy phương trình  đã cho có các nghiệm $(x;y)$ là :
$(1;1),(-1;-1),(1;-1),(-1;1)$


Bài toán 2     Giải phương trình
$x^4+4=2\sqrt{x^4+4}+2\sqrt{x^4-4}$

Lời giải
Áp dụng bất đẳng thức cauchy cho hai số không âm ta có: 
$$x^4+4\geq 4x^2$$ (1)

Theo BĐT cauchy-schwarz ta có:
$$(a+b) \leq 2(a^2+b^2)$ $\Leftrightarrow a+b \leq \sqrt{2(a^2+b^2)}$$

Dấu "=" xảy ra khi $a=b \geq 0$

Trở lại bài toán, áp dụng BĐT trên ta có :
$$2\sqrt{{{x}^{4}}+4}+2\sqrt{{{x}^{4}}-4}\le \sqrt{2[4({{x}^{4}}+4)+4({{x}^{4}}-4)]}\Leftrightarrow 2\sqrt{{{x}^{4}}+4}+2\sqrt{{{x}^{4}}-4}\le 4{{x}^{2}}$$ (2)

Từ $(1);(2)$ ta có dấu bằng xảy ra khi: 
$$\left\{\begin{matrix} x^4=4 & & \\ 2\sqrt{x^4+4}=2\sqrt{x^4-4} & & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow x \in \oslash$$
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.



Bài toán 3         Giải phương trình:
$2\sqrt[4]{27x^2+24x+\dfrac{28}{3}}=1+\sqrt{\dfrac{27}{2}x+6}$

Lời giải

Ta có: $2\sqrt[4]{27{{x}^{2}}+24x+\frac{28}{3}}=1+\sqrt{\frac{3(9x+4)}{2}}\text{ }\Leftrightarrow \sqrt[4]{\frac{{{(9x+4)}^{2}}}{3}+4}=1+\sqrt{\frac{3(9x+4)}{2}}(1)$


Điều kiện: $9x+4=y \geq 0$. Khi đó $(1)$ trở thành: 
$2\sqrt[4]{\dfrac{y^2}{3}+4}=1+\sqrt{\dfrac{3y}{2}}\Leftrightarrow 4\sqrt{\dfrac{y^2}{3}+4}=1+\dfrac{3y}{2}+\sqrt{6y}$

Áp dụng bất đẳng thức cauchy ta có 
$\sqrt{6y} \leq \dfrac{6+y}{2}$        $\Rightarrow 4\sqrt{\dfrac{y^2}{3}+4} \leq 2y+4$
$\Leftrightarrow 4(\dfrac{y^3}{3}+4)\leq (y+2)^2\Leftrightarrow \dfrac{(y-6)^2}{3} \leq 0$ 

Ta lại có: $(y-6)^2 \geq 0$ nên $y=6$

Từ đó $x=\dfrac{y-4}{9}=\dfrac{2}{9}$ thỏa mãn điều kiện ban đầu. 

Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $x=\dfrac{2}{9}$



Bài toán 4        Giải phương trình 
$13\sqrt{x^2-x^4}+9\sqrt{x^2+x^4}=16$

Lời giải     
 Áp dụng bất đẳng thức cauchy ta có : 
$\sqrt{4(1-x^2)x^2} \leq \dfrac{4(1-x^2)+x^2}{2}=\dfrac{4-3x^2}{2}$
$\Rightarrow 13\sqrt{x^2-x^4} \leq \dfrac{52-39x^2}{4} (1)$
Tương tự:    $\sqrt{9x^2.4(1+x^2)} \leq \dfrac{13x^2+4}{2}$
$\Rightarrow 9\sqrt{x^2+x^4} \leq \dfrac{39x^2+12}{4} (2)$

Cộng vế theo vế của $(1)$ và $(2)$ ta có $13\sqrt{x^2-x^4}+9\sqrt{x^2+x^4} \leq 16$

Dấu bằng xảy ra khi $\left\{\begin{matrix} 4(1-x^2)=x^2 & & \\ 9x^2=4(1+x^2) & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow x=\frac{2\sqrt{5}}{5}$

Nhận xét: bạn đọc có thể giải bài toán trên bằng phương pháp dùng BĐT Cauchy schwarzt:
$VT^2 \leq (13+27)[13(x^2-x^4)+3(x^2+x^4)]=80(8x^2-5x^4)=80[\dfrac{16}{5}-5(x^2-\dfrac{4}{5})^2] \leq 16^2$......



Bài toán 5      Giải phương trình 
$\sqrt{x^2+2x}+\sqrt{2x-1}=\sqrt{3x^2+4x+1}$

Lời giải Tập xác định 
$x^2+2x \geq 0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x\geq 0 & & \\ x \leq -2 & & \end{bmatrix} \\2x-1 \geq \Leftrightarrow x \geq \dfrac{1}{2} \\3x^2+4x+1 \geq 0 \Leftrightarrow \begin{bmatrix} x \leq -1 & & \\ x \geq \dfrac{1}{3} & & \end{bmatrix}$
Ta có tập xác định là {$x \in \mathbb{R}|x\geq \dfrac{1}{2}$}

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy schwarz ta có:
$\sqrt{x}.\sqrt{x+2}+1.\sqrt{2x-1}\le \sqrt{\sqrt{{{x}^{2}}}+1}.\sqrt{\sqrt{{{(x+2)}^{2}}}.\sqrt{{{(2x-1)}^{2}}}}=\sqrt{(x+1)(x+2+2x-1)}=\sqrt{3{{x}^{2}}+4x+1}$

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x+2}}=\frac{1}{\sqrt{2x-1}}\Leftrightarrow \sqrt{2{{x}^{2}}-x}=\sqrt{x+2}\Leftrightarrow {{x}^{2}}-x+1=0\text{ }\Leftrightarrow x=\frac{1\pm \sqrt{5}}{2}\Leftrightarrow x=\frac{1+\sqrt{5}}{2}$
(do $x \geq \dfrac{1}{2}$)

Vậy phương trình có nghiệm là $x=\dfrac{1+\sqrt{5}}{2}$



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét