Hiệu ứng

Menu

Blogroll

"Nếu không thử vì sợ thất bại thì bạn không hề tôn trọng tuổi trẻ và thời gian của mình...... Nếu cô ta tuyệt vời, cô ta sẽ không dễ dàng. Nếu cô ta dễ dàng, cô ta sẽ không tuyệt vời. Nếu cô ta xứng đáng, bạn sẽ không bỏ cuộc. Nếu bạn bỏ cuộc, bạn không xứng đáng... Sự thật là, tất cả mọi người sẽ làm bạn tổn thương; điều quan trọng là bạn tìm ra được người đáng cho bạn chịu đựng khổ đau..... Nếu có một cô gái sẵn sàng chết vì bạn,bạn biết vì sao không, nó chứng tỏ cô ấy thà chết còn hơn phải yêu bạn.

Tìm kiếm

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

CHUYÊN ĐỀ BẤT ĐẲNG THỨC CỰC TRỊ

CHUYÊN ĐỀ BẤT ĐẲNG THỨC CỰC TRỊ

Bài viết trích dẫn của thành viên Viet Hoang 99 bên VMF
1) Một số tính chất: 
1.1) Tính chất bắc cầu: a<b  ;  b<c   \Rightarrow a<c
1.2) Cộng 2 vế của bất đẳng thức với cùng 1 số: a<b   \Rightarrow a+c< b+c
1.3) Nhân 2 vế của bất đẳng thức với cùng 1 số:
  • Nếu \left\{\begin{matrix}a< b & & \\ c> 0 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow ac< bc
  • Nếu \left\{\begin{matrix}a< b & & \\ c< 0 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow ac> bc
1.4) Cộng từng vế của hai bất đẳng thức cùng chiều:
  • Nếu \left\{\begin{matrix}a< b & & \\ c< d & & \end{matrix}\right.\Rightarrow a+c< b+d
1.5) Trừ từng vế của hai bất đẳng thức ngược chiều:
  • Nếu \left\{\begin{matrix}a< b & & \\ c> d & & \end{matrix}\right.\Rightarrow a-c< b-d
1.6) Nhân từng vế của hai bất đẳng thức cùng chiều có hai vế không âm:
  • Nếu \left\{\begin{matrix}a> b\geq 0 & & \\ c> d\geq 0 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow ac> bd
1.7) Nâng lên luỹ thừa:
  • Nếu a> b> 0\Rightarrow a^{n}> b^{n}(n\in \mathbb{N}*)
  • a> b \Rightarrow a^{n}> b^{n} (n lẻ)
1.8) So sánh hai luỹ thừa cùng cơ số:
  • Nếu \left\{\begin{matrix}m,n\in \mathbb{N}* & & \\ m>n & & \end{matrix}\right.
\rightarrow \left\{\begin{matrix}a> 1 \Rightarrow a^{m}> a^{n} & & \\ a=1 \Rightarrow a^{m}=a^{n} & & \\ a<1 \Rightarrow a^{m}< a^{n} \end{matrix}\right.
1.9) Lấy nghịch đảo hai vế của bất đẳng thức cùng dấu:
  • Nếu \left\{\begin{matrix}a> b & & \\ ab> 0 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow \frac{1}{a}<\frac{1}{b}
1.10) Cộng vào cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số:
  • Nếu \left\{\begin{matrix}a;b;c> 0 & & \\ \frac{a}{b}>1 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow \frac{a}{b}>\frac{a+c}{b+c}
2) Các bất đẳng thức thường gặp:
2.1) a^{2}\geq 0\forall a. Dấu “=” có khi: a=0.
2.2) |a|\geq 0\forall a. Dấu “=” có khi: a=0.
2.3) |a|\geq a\forall a. Dấu “=” có khi: a\geq 0.
2.4) |a|+|b|\geq |a+b|. Dấu “=” có khi: ab\geq 0.
2.5) |a|-|b|\leq |a-b|. Dấu “=” có khi: \left\{\begin{matrix}ab\geq 0 & & \\ |a|\geq |b| & & \end{matrix}\right..
2.6) a^{2}+b^{2}\geq 2ab. Dấu “=” có khi: a=b
2.7) (a+b)^{2}\geq 4ab\Leftrightarrow ab\leq (\frac{(a+b)}{2})^{2}. Dấu “=” có khi: a=-b.
2.8) \dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}\geq \dfrac{4}{a+b}(a;b> 0). Dấu “=” có khi: a=b.
2.9) \dfrac{a}{b}+\dfrac{b}{a}\geq 2(ab> 0). Dấu “=” có khi: a=b.
2.10) Các bất đẳng thức cổ điển:
a) Bất đẳng thức Cô-si (AM-GM):
Với n số thực dương: a_{1};a_{2};...;a_{n}
Dạng 1: \dfrac{a_{1}+a_{2}+...+a_{n}}{n}\geq \sqrt[n]{a_{1}a_{2}...a_{n}}
Dạng 2: a_{1}+a_{2}+...+a_{n}\geq n\sqrt[n]{a_{1}a_{2}...a_{n}}
Dạng 3: (\dfrac{a_{1}+a_{2}+...+a_{n}}{n})^{n}\geq a_{1}a_{2}...a_{n}
Dấu “=” có khi: a_{1}=a_{2}=...=a_{n}
b) Bất đẳng thức BCS (Bunhiakovsky):
Với 2 bộ số thực bất kì: (a_{1};a_{2};...;a_{n});(b_{1};b_{2};...;b_{n}):
Dạng 1: (a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+...+a_{n}b_{n})^{2}\leq (a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+...+a_{n}^{2})(b_{1}^{2}+b_{2}^{2}+...+b_{n}^{2})
Dạng 2: |a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+...+a_{n}b_{n}|\leq \sqrt{a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+...+a_{n}^{2})(b_{1}^{2}+b_{2}^{2}+...+b_{n}^{2}}
Dấu “=” có khi: \dfrac{a_{1}}{b_{1}}=\dfrac{a_{2}}{b_{2}}=...=\dfrac{a_{n}}{b_{n}}
Dạng 3: a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+...+a_{n}b_{n}\leq \sqrt{(a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+...+a_{n}^{2})(b_{1}^{2}+b_{2}^{2}+...+b_{n}^{2})}
Dấu “=” có khI: \dfrac{a_{1}}{b_{1}}=\dfrac{a_{2}}{b_{2}}=...=\dfrac{a_{n}}{b_{n}}>0
c) Bất đẳng thức BCS dạng cộng mẫu: (Cauchy-Swarchz)
Với \forall x_{i}>0;i=\overline{1,n} ta có:
\dfrac{a_{1}^{2}}{x_{1}}+\dfrac{a_{2}^{2}}{x_{2}}+...+\dfrac{a_{n}^{2}}{x_{n}}\geq \dfrac{(a_{1}+a_{2}+...+a_{n})^{2}}{x_{1}+x_{2}+...+x_{n}}
Chứng minh:
Xét (a_{1}+a_{2}+...+a_{n})^{2}=(\dfrac{a_{1}}{\sqrt{x_{1}}}.\sqrt{x_{1}}+\dfrac{a_{2}}{\sqrt{x_{2}}}.\sqrt{x_{2}}+...+\dfrac{a_{n}}{\sqrt{x_{n}}}.\sqrt{x_{n}})^{2}
\leq (\dfrac{a_{1}^{2}}{x_{1}}+\dfrac{a_{2}^{2}}{x_{2}}+...+\dfrac{a_{n}^{2}}{x_{n}})(x_{1}+x_{2}+...+x_{n}) (Áp dụng BCS)
Vậy bất đẳng thức được chứng minh.
d) Bất đẳng thức Minkopsky:
Cho 2 dãy số thực dương: (a_{1};a_{2};...;a_{n});(b_{1};b_{2};...;b_{n}) ta có:
\sqrt{a_{1}^{2}+b_{1}^{2}}+\sqrt{a_{2}^{2}+b_{2}^{2}}+...+\sqrt{a_{n}^{2}+b_{n}^{2}}\geq \sqrt{(a_{1}+a_{2}+...+a_{n})^{2}+(b_{1}+b_{2}+...+b_{n})^{2}}
Dấu “=” xảy ra khI: \dfrac{a_{1}}{b_{1}}=\dfrac{a_{2}}{b_{2}}=...=\dfrac{a_{n}}{b_{n}}.
3) các phương pháp chứng minh bất đẳng thức thường gặp:
  • Phương pháp biến đổi tương đương.
  • Phương pháp sử dựng các bất đẳng thức cổ điển và sử dụng các bất đẳng thức phụ đã biết.
  • Phương pháp làm trội, làm giảm.
  • Phương pháp dồn biến, đổi biến.
  • Phương pháp tách bình phương.
  • Phương pháp hình học.
  • Phương pháp phản chứng.
  • Phương pháp quy nạp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét