Hiệu ứng

Menu

Blogroll

"Nếu không thử vì sợ thất bại thì bạn không hề tôn trọng tuổi trẻ và thời gian của mình...... Nếu cô ta tuyệt vời, cô ta sẽ không dễ dàng. Nếu cô ta dễ dàng, cô ta sẽ không tuyệt vời. Nếu cô ta xứng đáng, bạn sẽ không bỏ cuộc. Nếu bạn bỏ cuộc, bạn không xứng đáng... Sự thật là, tất cả mọi người sẽ làm bạn tổn thương; điều quan trọng là bạn tìm ra được người đáng cho bạn chịu đựng khổ đau..... Nếu có một cô gái sẵn sàng chết vì bạn,bạn biết vì sao không, nó chứng tỏ cô ấy thà chết còn hơn phải yêu bạn.

Tìm kiếm

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Đề bài: (Đề thi vòng 1 toán đại học sư phạm Hà Nội năm học 2013-2014)

Cho a,b,c là các  số thực thoả mãn a khác 0 và khác b và
phương trình $x^2+ax+1=0$ và $x^2+bx+c=0$ có 1 nghiệm chung
phương trình $x^2+x+a=0$ và $x^2+cx+b=0$ có 1 nghiệm chung
Tính $\boxed{a+b+c}$

Lời giải
Trước hết ta nhận xét rằng, do $a,b,c$ là 3 số khác nhau nên các phương trình chỉ có 1 nghiệm chung
Gọi $x_{0}$ là nghiệm chung của pt $x^2+ax+1=0$ và $x^2+bx+c=0$
      $x_{1}$ là nghiệm chung của pt $x^2+x+a=0$ và $x^2+cx+b=0$
Ta có
$x_{0}^{2}+ax_{0}+1-\left ( x_{0}^{2}+bx_{0}+c \right )=0$
$\Leftrightarrow \left ( a-b \right )x_{0}=(c-1)$
$\Leftrightarrow x_{0}=\dfrac{c-1}{a-b}$ (do $a,b,c$ là 3 số khác nhau)
Thay vào pt $x_{0}^{2}+ax_{0}+1$
 ta có $\left ( \dfrac{c-1}{a-b} \right )^2+a.\dfrac{c-1}{a-b}+1=0$
$\Leftrightarrow (c-1)^2+a(c-1)(a-b)+(a-b)^2=0$ (1)
Tương tự ta có $(c-1)x_{1}=(a-b)$
nếu $c=1$ thì $a-b=0$ $\Rightarrow$ vô lí (vì $a,b,c$ là 3 số khác nhau) $\Rightarrow$ $c\neq 1$
nên $x_{1}=\frac{a-b}{c-1}$
Thay vào tương tự như trên ta có $(a-b)^2+(c-1)(a-b)+a(c-1)^2=0$ (2)
Lấy (1) - (2) ta có $(c-1)(a-1)(a-b-c+1)=0$ (3)
Nếu $a=1$ thì pt $x^2+x+1$ vô nghiệm nên $a\neq 1$
Suy ra (3)$\Leftrightarrow a-b=c-1$
Suy ra $x_{0}=1$
Thay vào pt $x_{0}^{2}+ax_{0}+1=0$ và $x_{0}^{2}+bx_{0}+c=0$ ta có $\left\{\begin{matrix} a=-2 & \\ b+c=-1& \end{matrix}\right.$
Suy ra $a+b+c=-3$

_______________________
Cách khác:
Tìm ra $x_0;x_1$ để ý thấy $x_0.x_1=1$ 
$\Rightarrow x_0=\frac{1}{x_1}$ Thay vào 2 pt của 2 hệ ban đầu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét