Hiệu ứng

Menu

Blogroll

"Nếu không thử vì sợ thất bại thì bạn không hề tôn trọng tuổi trẻ và thời gian của mình...... Nếu cô ta tuyệt vời, cô ta sẽ không dễ dàng. Nếu cô ta dễ dàng, cô ta sẽ không tuyệt vời. Nếu cô ta xứng đáng, bạn sẽ không bỏ cuộc. Nếu bạn bỏ cuộc, bạn không xứng đáng... Sự thật là, tất cả mọi người sẽ làm bạn tổn thương; điều quan trọng là bạn tìm ra được người đáng cho bạn chịu đựng khổ đau..... Nếu có một cô gái sẵn sàng chết vì bạn,bạn biết vì sao không, nó chứng tỏ cô ấy thà chết còn hơn phải yêu bạn.

Tìm kiếm

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Geometry 16: Chứng minh K là trung điểm của HJ.

Đề bài 
Cho đường thẳng (d) không cắt đường tròn (O;R). Vẽ OH vuông góc với (d), trên (d) lấy điểm M tùy ý, vẽ tiếp tuyến MA, MB đến đường tròn (O), AB cắt MO, OH thứ tự tai I, J. Gọi P, Q, R thứ tự là hình chiếu của H trên MA, MB, AB.
  • a) Chứng minh tứ giác MIJH nội tiếp và OI.OM = OJ.OH.
  • b) Chứng minh AB luôn đi qua một điểm cố định.
  • c) Chứng minh ba điểm P, Q, R thẳng hàng.
  • d) PR cắt OH tịa K. Chứng minh K là trung điểm của HJ.
Lời giải:




a) Dễ chứng minh được tứ giác $IJHM$ nội tiếp $\Rightarrow OI.OM=OJ.OH$

b)Từ câu a) $\Rightarrow OJ=\dfrac{OI.OM}{OH}=\dfrac{OB^2}{OH}=\dfrac{R^2}{OH}$ (Không đổi)
$\Rightarrow AB$ đi qua $J$ cố định.

c) Tứ giác $ARPH$ nội tiếp $\Rightarrow \angle RPH+\angle RAH =180$
    Tứ giác $HPMQ$ nội tiếp $\Rightarrow \angle HPQ=\angle HMQ$
Ta có 
  • Tứ giác $OAHM$ nội tiếp ($\angle OAM=\angle OHM=90$ ) 
$\Rightarrow$ 4 điểm $O;A;H;M$ cùng thuộc một đường tròn.
  • Tứ giác $OBMH$ nội tiếp ($\angle OBM+\angle OHM=180$)
$\Rightarrow$ 4 điểm $O;B;M;H$ cùng thuộc một đường tròn.
$\Rightarrow$ 4 điểm $A;B;M;H$ cùng thuộc một đường tròn.
$\Rightarrow$ $\angle HMQ=\angle HAB$
lại có : 
       $\angle RPH+\angle HPQ=\angle RPH + \angle HMQ=\angle RPH +\angle HAB =180$
$\Rightarrow$ $R;P;Q$ thẳng hàng.

d) Tứ giác $OHMB$ nội tiếp $\Rightarrow$  $\angle HOM=\angle HBM$
Xét $\triangle RPH$ và $\triangle BMH$ có :
 $\angle BMH =180-\angle HMQ$  ; $\angle RPH=180-\angle HPQ$
mà $\angle HPQ=\angle HMQ$ (do tứ giác $HPMQ$ nội tiếp.)
Mặt khác: 
$\angle RHP=\angle RAP$ (do tứ giác $RAHP$ nội tiếp)
và $\angle RAP=\angle BHM$ (do tứ giác $BAHM$ nội tiếp)
$\Rightarrow$ $\angle RHP=\angle HBM=\angle HOM$
$\Rightarrow$ $90-\angle RHP=90-\angle HOM$
$\Rightarrow \angle KRJ=\angle OMH$
mà $\angle OMH=\angle RJK$ (do tứ giác $IJHM$ nội tiếp )
$\Rightarrow$ $\angle KRJ=\angle RJK$
$\Rightarrow$ $\triangle RKH$ cân tại $K$ $\Rightarrow RK=KJ$ 
Xét tam giác $JRH$ vuông có $RK=KJ$ nên $RK$ là đường trung tuyến.
$\Rightarrow K$ trung điểm $JH$ 
Bài toán đã giải quyết xong.  

5 nhận xét: