Hiệu ứng

Menu

Blogroll

"Nếu không thử vì sợ thất bại thì bạn không hề tôn trọng tuổi trẻ và thời gian của mình...... Nếu cô ta tuyệt vời, cô ta sẽ không dễ dàng. Nếu cô ta dễ dàng, cô ta sẽ không tuyệt vời. Nếu cô ta xứng đáng, bạn sẽ không bỏ cuộc. Nếu bạn bỏ cuộc, bạn không xứng đáng... Sự thật là, tất cả mọi người sẽ làm bạn tổn thương; điều quan trọng là bạn tìm ra được người đáng cho bạn chịu đựng khổ đau..... Nếu có một cô gái sẵn sàng chết vì bạn,bạn biết vì sao không, nó chứng tỏ cô ấy thà chết còn hơn phải yêu bạn.

Tìm kiếm

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NĂM 2014



ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG THPT 
CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NĂM 2014

Môn thi: Toán chung

Câu 1:(2 điểm): Cho các số thực dương $a,b$ với $a\neq b$.Chứng minh đẳng thức sau:
$$\dfrac{\dfrac{(a-b)^3}{(\sqrt{a}-\sqrt{b})^3}-b\sqrt{b}+2a\sqrt{a}}{a\sqrt{a}-b\sqrt{b}}+\dfrac{3a+3\sqrt{ab}}{b-a}=0$$  

Câu 2 (2 điểm) Cho quãng đường $AB$ dài $120$ km.Lúc 7 h sáng, một xe máy đi từ A đến B. Đi được $\dfrac{3}{4}$ quãng đường xe bị hỏng phải dừng lại sửa mất 10 phút rồi đi tiếp đến B với vận tốc nhỏ hơn vận tốc lúc đầu $10$ km/h. Biết xe máy đến B lúc $11$ giờ $40$ phút trưa cùng ngày. Giả sử vận tốc của xe máy trên $\dfrac{3}{4}$ quãng đường ban đầu không thay đổi và vận tốc của xe máy trên $\dfrac{1}{4}$ quãng đường còn lại cũng không thay đổi. hỏi xe máy bị hỏng lúc mấy giờ.

Câu 3 (2 điểm) Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho parabol $(P) :y=x^2$ và đường thẳng $d: y=\dfrac{-2}{3}(m+1)x+\dfrac{1}{3}$ (với m là tham số )
1.Chứng minh rằng với mỗi giá trị của $m$ đường thẳng $d$ cắt parabol $(P)$ tại 2 điểm phân biệt.
2. Gọi $x_1,x_2$ là hoành dộ các giao điểm của $d$ và $(P)$, đặt $f(x)=x^3+(m+1)x^2-x$
Chứng minh đẳng thức $f(x_1)-f(x_2)=\dfrac{-1}{2}(x_1-x_2)^3$      

Câu 4 (3 điểm) Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn $(O)$ đường kính $AC=2R$.Gọi $K$ và $M$ theo thứ tự là chân các đường cao hạ từ $A$ và $C$ xuống $BD$, $E$ là giao điểm của $AC$ và $BD$, biết $K$ thuộc đoạn $BE$ ($K \neq B$,$K\neq E$).Đường thẳng qua $K$ song song với $BC cắt $AC$ tại $P$.
1. Chứng minh tứ giác $AKPD$ nội tiếp
2. Chứng minh $KP\perp PM$
3. Biết $\widehat{ABD}=60^{\circ}$ và $AK=x$.Tính $BD$ theo $R$ và $x$.
                                                                  
Câu 5 (1 điểm) Giải phương trình 
$$\dfrac{x(x^2-56)}{4-7x}-\dfrac{21x+22}{x^3+2}=4$$
-------------------------------------------Hết-------------------------------------------
                                                                         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét